Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ du học sẽ quyết định sự thành công trong hành trình chinh phục nền giáo dục hàng đầu tại Canada. Một hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng, chính xác và chuyên nghiệp không chỉ tăng cơ hội được nhận vào ngôi trường mong muốn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một khởi đầu thuận lợi trên con đường học tập và phát triển sự nghiệp tại Canada. Hãy xem ngay những thứ cần chuẩn bị cho hồ sơ du học Canada trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị thật đầy đủ cho bộ hồ sơ của bản thân nhé!
Trung học |
|
Cao Đẳng |
|
Đại Học |
|
Sau Đại Học |
|
Tiến Sĩ |
|
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa CV và Resume, tuy nhiên, đây là hai loại hồ sơ khác nhau, đặc biệt quan trọng khi bạn chuẩn bị cho bộ hồ sơ du học Canada. Mặc dù có chung mục đích là thể hiện năng lực và kinh nghiệm của ứng viên, nhưng chúng có những điểm khác biệt nhất định cần lưu ý.
Điểm giống:
Cả CV và Resume đều cung cấp thông tin cá nhân cơ bản của ứng viên như họ tên, liên lạc, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng,... Mục tiêu của cả hai là thuyết phục nhà tuyển dụng hoặc ban tuyển sinh rằng ứng viên phù hợp với vị trí hoặc chương trình học mà họ đang ứng tuyển.
Điểm khác |
CV |
Resume |
Độ dài |
||
Thường dài hơn và không giới hạn số trang. CV chi tiết hơn, bao gồm toàn bộ quá trình học tập, công việc, nghiên cứu và các hoạt động khác. |
Ngắn gọn hơn, thường chỉ từ 1-2 trang, tập trung vào các thông tin liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển. |
|
Mục đích sử dụng |
Thường được sử dụng trong các lĩnh vực học thuật, nghiên cứu và các vị trí yêu cầu chi tiết về quá trình học tập và công việc. |
Phổ biến hơn trong các ngành nghề kinh doanh, công nghệ,... |
Cấu trúc |
Có cấu trúc cố định, bao gồm các mục như thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, giải thưởng và các hoạt động khác. |
Linh hoạt hơn, có thể thay đổi cấu trúc tùy theo yêu cầu của vị trí ứng tuyển. |
Khi du học Canada theo diện chứng minh tài chính, bạn cần phải chứng minh khả năng chi trả các khoản chi phí như: học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác. Thông thường, bạn sẽ cần có những bộ hồ sơ sau đây:
Hồ sơ về tài sản cá nhân.
Hồ sơ công việc đối với người bảo trợ tài chính không phải chủ doanh nghiệp.
Hồ sơ công việc đối với người bảo trợ tài chính là chủ doanh nghiệp
Nếu việc du học của bạn được tài trợ một phần từ phía người thân tại Canada, bạn cần chuẩn bị thêm:
Giấy tờ chứng minh mối quan hệ
Thẻ Công dân / Thẻ Thường trú nhân (PR)
Thư xác nhận bảo lãnh tài chính
Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
Giấy xác nhận việc làm
Giấy khai thuế thu nhập trong 02 năm của người bảo lãnh
Để du học Canada theo diện không cần chứng minh tài chính bạn chỉ cần chứng minh tài chính qua GIC. Để có GIC, bạn thực hiện hai bước sau:
Bước 1: Mua Guaranteed Investment Certificate (GIC) trị giá 10.000 CAD từ các ngân hàng được chấp nhận như Scotiabank, ICICI Bank Canada.
Bước 2: Đóng học phí cho ít nhất 1 năm học tại trường.
Học phí du học Canada là một trong những yếu tố quan trọng mà du học sinh cần cân nhắc khi lập kế hoạch học tập. Bạn có thể Để giúp bạn dễ dàng hình dung về mức học phí ở các trường tại Canada, FindingSchool đã tính toán và tổng hợp thành 1 bảng học phí theo các hệ đào tạo dưới đây.
Trung học |
|
Cao đẳng |
|
Đại học |
|
Sau đại học |
|
Tiến sĩ |
|
Chi phí sinh hoạt khi du học Canada có thể thay đổi tùy thuộc vào thành phố bạn sống và mức sống cá nhân. Trung bình, chi phí sinh hoạt hàng năm có thể dao động từ 15,000 - 20,000 CAD (Khoảng 264 triệu - 352 triệu VNĐ). Con số này bao gồm tất cả các chi phí cơ bản như chỗ ở, ăn uống, đi lại, bảo hiểm y tế, và các chi phí cá nhân khác.
Chính phủ Canada luôn chú trọng thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, trong đó việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn lây từ bên ngoài, bao gồm du học sinh và người nhập cư, là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, trước khi du học tại Canada, bạn bắt buộc phải vượt qua kiểm tra sức khỏe do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM - International Organization of Migration) thực hiện.
Khi nộp hồ sơ xin Visa, bạn sẽ nhận được thư hướng dẫn từ Đại sứ quán, trong đó cung cấp thông tin về địa điểm khám và bác sĩ được chỉ định. Quy trình kiểm tra sức khỏe cần được hoàn tất trong vòng 30 ngày kể từ ngày bạn nhận được thông báo.
Thư mời nhập học (Letter of Acceptance - LOA) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Canada. LOA không chỉ xác nhận rằng bạn đã được chấp nhận vào chương trình học tại Canada, mà còn là bằng chứng quan trọng để xin visa du học. LOA thể hiện sự cam kết của trường học đối với bạn và cũng là phần không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ du học.
Hồ sơ xin thư mời nhập học bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
Hộ chiếu: Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng và có ít nhất 2 trang thị thực trống.
Hồ sơ học tập: Học bạ, bảng điểm và bằng tốt nghiệp từ các cấp học trước.
Chứng chỉ tiếng Anh: IELTS, TOEFL hoặc các chứng chỉ tương đương tùy theo yêu cầu của trường.
Đơn xin nhập học: Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đăng ký của trường bạn muốn theo học.
Các giấy tờ bổ sung (nếu có)
Một số trường có thể yêu cầu thêm thư giới thiệu, bài luận cá nhân, sơ yếu lý lịch (CV) hoặc bản sao chứng nhận hoạt động ngoại khóa.
Để hoàn thành các thủ tục xin visa du học Canada bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
Đơn xin visa (online hoặc giấy).
Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng.
Ảnh thẻ đúng kích thước (3.5 cm x 4.5), phông nền theo quy định.
Thư mời nhập học từ trường bạn được nhận.
Chứng minh tài chính.
Giấy khám sức khỏe.
Chứng minh mục đích học tập: Kế hoạch học tập, lý do chọn trường, cam kết trở về nước sau khi học xong.
Hồ sơ xin giấy phép du học (Study Permit)
Giấy phép du học (Study Permit) là yêu cầu bắt buộc để bạn có thể học tập hợp pháp tại Canada. Hồ sơ để xin Study Permit bao gồm các giấy tờ quan trọng như:
Hộ chiếu.
Thư mời nhập học (LOA).
Hóa đơn học phí.
Thư chấp nhận visa du học.
Hồ sơ dịch thuật (Hộ chiếu, thư mời nhập học, hóa đơn học phí, thư chấp nhận visa du học, hồ sơ chứng minh tài chính, thư bày tỏ ý định).
Hồ sơ chứng minh tài chính.
Thư bày tỏ ý định là một phần quan trọng trong hồ sơ du học Canada. Đây là cơ hội để bạn thể hiện bản thân, trình bày rõ ràng mục tiêu học tập và kế hoạch tương lai với viên chức xét duyệt visa. Nó đóng vai trò như một cuộc phỏng vấn gián tiếp, giúp bạn "kể câu chuyện" của mình một cách thuyết phục và chân thành. Thông thường, một lá thư bày tỏ ý định sẽ bao gồm các phần sau:
Giới thiệu bản thân:
Họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch.
Trình độ học vấn hiện tại và ngành học bạn đang theo đuổi.
Lý do chọn Canada:
Giải thích tại sao bạn chọn Canada làm điểm đến du học.
Nêu rõ những điểm mạnh của hệ thống giáo dục Canada mà bạn đánh giá cao.
Lý do chọn trường và ngành học:
Giải thích tại sao bạn chọn trường và ngành học cụ thể.
Nêu rõ những khóa học, chương trình hoặc giảng viên mà bạn quan tâm.
Kế hoạch học tập và nghề nghiệp:
Trình bày kế hoạch học tập của bạn trong thời gian học tại Canada.
Nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp của bạn sau khi tốt nghiệp và cách chương trình học sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó.
Kết luận:
Tóm tắt lại lý do bạn muốn học tập tại Canada và mong muốn được nhận vào trường.
Cảm ơn người đọc đã xem xét hồ sơ của bạn.
Bước 1 - Chọn trường và chương trình học: Hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ thông tin về các trường đại học, cao đẳng tại Canada, bao gồm chương trình đào tạo, học phí, yêu cầu đầu vào, môi trường học tập và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Bạn có thể tham khảo thông tin trên website của các trường, tham dự các buổi hội thảo du học, hoặc trao đổi trực tiếp với các cựu du học sinh để có cái nhìn chân thực nhất.
Bước 2 - Chuẩn bị hồ sơ học tập: Sau khi đã chọn được trường và ngành học ưng ý, bạn cần chuẩn bị hồ sơ học tập đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của trường. Hồ sơ thường bao gồm các giấy tờ như bằng cấp, bảng điểm, chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEFL), thư giới thiệu, bài luận cá nhân... Hãy kiểm tra kỹ lưỡng từng loại giấy tờ, đảm bảo tính hợp lệ và dịch thuật công chứng đầy đủ sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Bước 3 - Chuẩn bị hồ sơ tài chính: Để xin visa du học Canada, bạn cần chứng minh khả năng tài chính đủ để chi trả học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác trong suốt thời gian học tập tại Canada. Hồ sơ tài chính bao gồm các giấy tờ như sổ tiết kiệm, giấy tờ sở hữu tài sản, giấy tờ chứng minh thu nhập của gia đình…
Bước 4 - Chuẩn bị hồ sơ sức khỏe: Bạn cần thực hiện kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế được chỉ định bởi Đại sứ quán Canada. Kết quả kiểm tra phải được thực hiện trong vòng 12 tháng trước ngày nộp hồ sơ xin visa.
Bước 5 - Nộp hồ sơ xin thư mời nhập học (LOA): Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn sẽ nộp hồ sơ xin thư mời nhập học (Letter of Acceptance) cho trường đã chọn. Hồ sơ này bao gồm các giấy tờ đã chuẩn bị ở bước 2 và bước 3.
Bước 6 - Nộp hồ sơ xin visa: Khi nhận được thư mời nhập học, bạn tiến hành nộp hồ sơ xin visa du học Canada tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực (VAC) hoặc nộp online. Hồ sơ cần được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ và chính xác để tăng tỷ lệ thành công.
Bước 7- Nộp hồ sơ xin giấy phép du học (Study Permit): Giấy phép du học (Study Permit) là giấy tờ cho phép bạn cư trú và học tập tại Canada. Bạn có thể nộp hồ sơ xin Study Permit cùng lúc với hồ sơ xin visa hoặc sau khi nhận được visa.
Bước 8 - Chuẩn bị hành trang: Sau khi nhận được visa và giấy phép du học, bạn hãy bắt đầu chuẩn bị hành trang cho chuyến du học của mình. Hãy tìm hiểu về văn hóa, khí hậu, con người Canada để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống mới tại đất nước lá phong.
Khi tự làm hồ sơ du học Canada, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu rõ các bước trong quy trình để đảm bảo hồ sơ của mình được hoàn thiện và chính xác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các công ty tư vấn du học để nhận được thông tin chi tiết và đầy đủ hơn.
Phí nhập học |
|
Đặt cọc |
|
Chương trình SDS (Study Direct Stream) |
|
Các chi phí khác |
|
Vé máy bay |
|
Để quy trình nộp hồ sơ du học Canada diễn ra suôn sẻ, bạn cần chăm chút kỹ lưỡng cho hồ sơ của mình. FindingSchool đã tổng hợp những kinh nghiệm quý báu từ các du học sinh để giúp bạn chuẩn bị hồ sơ tốt nhất, cụ thể như sau:
Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế từ các cựu du học sinh:
Bạn hãy tham gia vào các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội hoặc các buổi hội thảo du học để lắng nghe chia sẻ từ những cựu du học sinh. Họ có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và các khó khăn có thể gặp phải khi đi du học Canada
Theo chia sẻ của nhiều du học sinh thành công, việc đầu tiên và quan trọng nhất là lập kế hoạch chi tiết. Các bạn nên bắt đầu chuẩn bị hồ sơ trước ít nhất 12-18 tháng so với thời điểm dự định nhập học để có đủ thời gian để hoàn thiện các yêu cầu về học thuật, ngôn ngữ và tài chính.
Nhiều cựu du học sinh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu kỹ về trường và ngành học. Họ khuyên các bạn nên tìm hiểu về chương trình học, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp và môi trường sống tại thành phố nơi trường đặt campus. Những thông tin này không chỉ giúp bạn chọn được ngành học phù hợp mà còn rất hữu ích khi viết study plan.
Mẹo để chuẩn bị hồ sơ ấn tượng, tăng khả năng đậu visa
Study plan (kế hoạch học tập) cần thể hiện rõ 3 yếu tố: lý do chọn Canada, lý do chọn trường/ngành học cụ thể và kế hoạch nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, bạn nên nêu được những điểm mạnh độc đáo của trường/ngành đã chọn và liên kết chúng với mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Về chứng minh tài chính, ngoài sổ tiết kiệm, các bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài chính như: hợp đồng mua bán bất động sản, giấy tờ kinh doanh, bảng lương... Tất cả cần được dịch công chứng và sắp xếp theo trình tự logic.
Điểm số IELTS cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài đạt điểm số tối thiểu theo yêu cầu, các bạn nên cố gắng đạt điểm cao hơn mức yêu cầu 0.5-1.0 band để tăng tính cạnh tranh cho hồ sơ.
Lưu ý quan trọng trong quá trình làm hồ sơ
Thời điểm nộp hồ sơ cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả. Các bạn nên nộp hồ sơ sớm trong đợt tuyển sinh (early admission) để có cơ hội được xét duyệt cao hơn. Tránh nộp hồ sơ vào những đợt cuối khi số lượng chỉ tiêu đã gần hết.
Tất cả giấy tờ cần được scan màu rõ nét, sắp xếp theo đúng thứ tự yêu cầu của trường. Đặc biệt chú ý đến các yêu cầu về format file và dung lượng tối đa cho phép khi nộp hồ sơ online.
Bên cạnh đó, một số trường sẽ yêu cầu thư giới thiệu (recommendation letter). Các bạn nên chọn người giới thiệu là giáo viên/người hướng dẫn đã từng làm việc trực tiếp và hiểu rõ về năng lực của mình. Thư giới thiệu cần nêu bật được những thành tích học tập và phẩm chất cá nhân nổi bật.
Tham khảo Blog FindingSchool
Để có thêm nhiều kinh nghiệm làm hồ sơ du học Canada, bạn có thể tham khảo thêm ở Blog FindingSchool. Đây là một nguồn tham khảo đáng tin cậy với nhiều bài viết chi tiết về quy trình làm hồ sơ du học Canada. Tại đây, các bạn có thể tìm thấy thông tin cập nhật về yêu cầu visa, học phí các trường và kinh nghiệm từ cộng đồng du học sinh.
Bạn hoàn toàn có thể nộp lại đơn xin visa Canada nếu bị từ chối lần đầu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng như: Lý do từ chối, cập nhật lại thông tin mới nhất và chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng hơn.
Bạn có thể nộp hồ sơ du học Canada theo hai cách chính: trực tiếp qua các trường đại học và qua hệ thống xin visa.
Có, bạn cần mua bảo hiểm y tế khi du học Canada. Nên lưu ý rằng bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo bạn được bảo vệ về mặt sức khỏe trong suốt thời gian học tập tại đây.
Bước chuẩn bị thủ tục du học Canada đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công khi xin nhập học và visa. Một bộ hồ sơ đầy đủ và rõ ràng giúp bạn thể hiện năng lực và mục tiêu học tập của mình, từ đó tăng cơ hội được nhận vào trường mong muốn và tạo nền tảng vững chắc cho hành trình học tập và phát triển sự nghiệp tại Canada.
Để lựa chọn môi trường học tập phù hợp, bạn có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin chính thống từ website của các trường và sử dụng công cụ tìm kiếm trường học trên FindingSchool. Điều này sẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.